Có một câu chuyện vui về ảnh hưởng của lối suy nghĩ, thói quen xưa cũ đến những việc trọng đại trong lịch sử:
Khoảng cách tiêu chuẩn giữa hai thanh ray đường tàu hỏa ở Mỹ là 4,85 foot (1,478 met). Đây là một tiêu chuẩn rất kỳ lạ, vậy từ đâu mà có tiêu chuẩn này?
Thì ra, đây là tiêu chuẩn của đường sắt Anh, bởi vì đường sắt sớm nhất ở Mỹ do người Anh thiết kế xây dựng.
Vậy tại sao người Anh lại dùng tiêu chuẩn này?
Đó là vì đường sắt của Anh là do người xây dựng đường ray xe điện thiết kế, mà tiêu chuẩn 4,85 foot chính là tiêu chuẩn mà xe điện áp dụng.
Vậy tiêu chuẩn đường ray xe điện từ đâu mà có?
Thì ra, người đầu tiên làm ra xe điện trước đây làm xe ngựa và họ đã lấy khoảng cách giữa hai bánh xe ngựa làm tiêu chuẩn.
Vậy tại sao xe ngựa lại phải áp dụng tiêu chuẩn nhất định này?
Bởi vì nếu lúc đó khoảng cách giữa hai bánh xe khác đi thì bánh xe ngựa sẽ rất nhanh chóng bị đâm hỏng khi đi trên những con đường cũ tại nước Anh.
Tại sao lại như vậy?
Bởi vì độ rộng của những con đường đó là 4,85 foot.
Vậy, con số này từ đâu mà có?
Đáp án là do người La Mã cổ định ra, khoảng cách 4,85 foot chính là độ rộng của chiến xa La Mã.
Nếu bất kỳ ai đi trên những con đường này mà lại dùng một khoảng cách giữa hai bánh xe khác đi thì tuổi thọ bánh xe của anh ta không thể kéo dài.
Ta lại hỏi:
Tại sao người La Mã lại dùng khoảng cách 4,85 foot để làm khoảng cách giữa hai bánh xe của chiến xa?
Nguyên nhân rất đơn giản, đó chính là độ rộng mông của hai con ngựa kéo chiến xa.
Câu chuyện đến đây kết thúc được rồi.
Nhưng trên thực tế thì vẫn chưa hết.
Nếu bạn nhìn thấy trên ti vi chiếc tàu vũ trụ của Mỹ đang đứng uy nghi trên bệ phóng, bạn hãy chú ý hai bên thùng nhiên liệu của tàu vũ trụ có hai quả tên lửa dùng làm bộ phận đẩy, những bộ phận đẩy này là do nhà máy đặt tại bang Utah cung cấp.
Nếu có thể, những kỹ sư của nhà máy hy vọng làm những bộ phận đẩy này to hơn một chút, như vậy thì dung lượng có thể lớn hơn, nhưng họ lại không thể, tại sao vậy?
Bởi vì, những bộ phận đẩy này sau khi được chế tạo xong sẽ được vận chuyển từ nhà máy đến nơi phóng bằng tàu hỏa, trên đường phải đi qua một số đường hầm, mà độ rộng của những đường hầm này chỉ rộng hơn một chút so với khoảng cách giữa hai đường ray tàu hỏa.
Suy cho cùng, những thiết kế của hệ thống vận tải tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay đã được quyết định từ khoảng cách mông của hai con ngựa kéo chiến xa cách đây 2000 năm trước.
Câu chuyện trên cho thấy một điều:
Những tư duy, thói quen xưa cũ, nếu không được xem xét, nhìn nhận ở góc độ khác đi sẽ mang lại hậu quả khôn lường, ảnh hưởng tới sự phát triển của cả nhân loại.
Trong cuộc sống và trong kinh doanh, đôi khi những tư duy xưa cũ, một chiều và phiến diện cũng khiến ta không thể phát triển được.
Có một quán ăn nọ thức ăn rất ngon, quán lúc nào cũng đông khách đến nỗi khách hàng không có cả chỗ ngồi và nhiều khi phải chờ rất lâu mới tới lượt.
Chủ quán luôn than thở rằng không thể mở rộng mặt bằng kinh doanh cũng như điểm bán mới vì thiếu nhân lực và vốn.
Tuy vậy, ông ta lại không để ý rằng khách tới quán ăn luôn phàn nàn về đôi đũa nhựa mà quán cung cấp.
Vì sao vậy? Đôi đũa khiến khách hàng khó gắp thức ăn hơn và do vậy, họ ăn lâu hơn bình thường.
Nếu như người chủ quán ăn đó đổi một loại đũa khác, mỗi khách hàng có thể dùng bữa nhanh hơn một chút, họ sẽ rời quán nhanh hơn và đương nhiên sẽ có thêm chỗ trống cho khách hàng mới.
Người chủ quán trong đầu chỉ tư duy nhất thiết phải mở rộng mặt bằng chắc chẳng không thể phát hiện ra cách giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Trước khi Starbucks mở rộng các cửa hàng của mình trên toàn thế giới, có một quy luật bất thành văn là các cửa hàng cà phê không được ở quá xa xưởng rang vì quãng đường vận chuyển sẽ làm hạt cà phê hút ẩm và giảm chất lượng.
Tuy vậy, với quyết tâm và tầm nhìn của mình, Howard Schultz đã xây dựng hàng loạt các cửa hàng một cách nhanh chóng và ở cách xa xưởng rang cũ.
Bí quyết để đảm bảo chất lượng cà phê của ông là sử dụng một loại túi hút chân không vận chuyển hạt cà phê sau khi rang.
Nếu vẫn tuân theo những quy luật xưa cũ, hẳn Stabucks đã không trở thành một công ty toàn cầu như hiện nay.
Đôi khi, chính ta tự trói buộc mình, biến mình thành nô lệ của những tư duy, thói quen cũ. Đó cũng là một trong những nguyên nhân mà nhiều người dù rất chăm chỉ, cố gắng song cũng không thể vươn lên địa vị giàu có, đạt được thành công.
Để có thể gặt hái được nhiều thành công, ta cần phải biết loại bỏ những tư duy theo lối mòn, sách vở, theo kinh nghiệm. Những tư duy lối mòn đó cũng là cạm bẫy mà người muốn thành công phải biết để vượt qua chúng.
SƯU TẦM
@sharespace_ Podcast – Thaibev thâu tóm Sabeco – Thương vụ M&A hàng đầu ngành bia châu á #sharespace #sharesuccess ♬ nhạc nền – SHARESPACE
@sharespace_